Học tiếng Nhật và tiếng Anh cùng một lúc có được không?

60 CỤM TỪ VIẾT TẮT THÔNG DỤNG TRONG TIẾNG ANH GIAO TIẾP – Tự học tiếng Anh cho người mới đi làm
60 CỤM TỪ VIẾT TẮT THÔNG DỤNG TRONG TIẾNG ANH GIAO TIẾP – Tự học tiếng Anh cho người mới đi làm

Học tiếng Nhật và tiếng Anh cùng một lúc có được không?

Tiếng Anh là ngôn ngữ cực kỳ quan trọng. Với hơn 400 triệu người bản xứ và hơn 1,6 tỷ người sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, tiếng Anh còn được sử dụng với vai trò ngôn ngữ chính thống trong nhiều lĩnh vực như chính trị, ngoại giao, kinh doanh hoặc du lịch… Và tiếng Anh rất hữu ích ngay xung quanh cuộc sống của bạn.

Tiếng Anh là môn ngoại ngữ được đưa vào chương trình học ở Việt Nam từ tiểu học. Ngoài ra, đối với học sinh lớp 9, các em phải thi ít nhất 3 môn Văn, Toán, Anh để lấy điểm số làm cơ sở để được lựa chọn vào các trường cấp Ba có tiếng tại địa phương. Còn đối với học sinh lớp 12, môn ngoại ngữ, tiếng Anh là một trong những ngoại ngữ dùng để xét điểm tốt nghiệp cấp 3 trong kì thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông. Bên cạnh đó, với những bạn có điểm IELTS cao – một bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh, các bạn còn được xét tuyển thẳng vào một số trường Đại học ở Việt Nam.

Với sự phát triển của khoa học – công nghệ, giờ đây bạn có thể dễ dàng tích lũy kiến thức của cả nhân loại nhờ Internet. Đối với những ngành, lĩnh vực còn hạn chế ở Việt Nam thì sử dụng tiếng Anh để tìm kiếm tài liệu, kiến thức giúp bạn tiếp cận được khối lượng thông tin khổng lồ trên thế giới được cập nhật chính xác và đầy đủ hơn.

Ngoài ra, tiếng Anh là một trong những điều kiện bắt buộc nếu các bạn muốn đi du học ở các nước nói tiếng Anh, hoặc thậm chí là học chương trình tiếng Anh ở các nước không nói tiếng Anh, chẳng hạn như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,…

Hiện nay, các công ty thương mại ở Việt Nam đều có các giao dịch xuyên biên giới rất thường xuyên. Do đó, ngoại ngữ – tiếng Anh là một trong nững yêu cầu thiết yếu để tìm kiếm công việc với mức lương cao. Ứng viên có khả năng giao tiếp tiếng Anh chắc chắn sẽ được tuyển dụng dễ dàng hơn so với các ứng viên không có ngoại ngữ.

Nhật Bản là một quốc gia đầu tư ODA vào Việt Nam giá trị lên tới hàng tỉ USD và trở thành đối tác chiến lược cùng chính phủ Việt Nam thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, hợp tác sản xuất. Vì thế, số lượng lớn các tập đoàn, doanh nghiệp và công ty Nhật đã đang và sẽ tiếp tục đặt nhà máy sản xuất ở Việt Nam.

Điều này dẫn đến yêu cầu lớn về lực lượng lao động có kỹ năng và khả năng ngôn ngữ để làm việc cùng với người Nhật ở các công ty, nhà máy. Đội ngũ nhân viên này gần như sẽ làm việc trực tiếp với cấp trên người Nhật. Để đảm bảo giao tiếp thuận lợi, yêu cầu bằng cấp tiếng Nhật, ít nhất là trình độ N3, là bắt buộc đối với ứng viên. Nếu trình độ tiếng Nhật của bạn càng cao, cộng thêm kinh nghiệm làm việc thì bạn sẽ có được ưu thế so với các ứng viên không biết tiếng Nhật và mức lương cũng sẽ cao hơn so với người không có ngoại ngữ.

“Già hóa dân số” là vấn đề xã hội nhức nhối của chính phủ Nhật Bản. Theo thông tin từ Kyodo, cho đến tháng 9 vừa qua, số người trên 65 tuổi ở đất nước này lên đến mức cao kỷ lục, 36,17 triệu người. Theo số liệu của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, người cao tuổi hiện chiếm 28,7% tổng dân số nước này. Tỉ lệ người cao tuổi của Nhật Bản đang đứng vị trí thứ 1 trên thế giới.

Để giải quyết vấn đề này, Nhật Bản vẫn luôn nỗ lực tìm kiếm nhân lực từ nước ngoài. Nhiều công ty Nhật Bản trực tiếp đến Việt Nam để tìm kiếm các ứng viên thông qua các trường đại học, các công ty tuyển dụng ở Việt Nam,… Các ứng viên được chọn hầu như không tốn bất kỳ chi phí nào để có thể đi làm ở Nhật Bản. Vì thế, đây là cơ hội tốt đối với các bạn sinh viên, người đi làm muốn được đặt chân đến Nhật Bản không chỉ vì việc làm mà còn có cơ hội trải nghiệm cuộc sống, văn hóa tại đất nước Mặt trời mọc. Để sẵn sàng cho cơ hội này, nhiều bạn đã lựa chọn học tiếng Nhật ngay từ sớm, thi đỗ chứng chỉ tiếng Nhật trước khi tốt nghiệp Đại học và tích lũy kinh nghiệm làm việc, thực tập ở các công ty ngay từ khi còn học.

Nhờ quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – Nhật Bản, hàng năm Chính phủ Nhật Bản cấp học bổng cho các học sinh, sinh viên Việt Nam ưu tú cơ hội được học tập tại các trường Đại học danh tiếng ở Nhật Bản. Với những bạn đam mê, yêu thích nền văn hóa Nhật Bản và muốn trau dồi kiến thức cũng như trải nghiệm mới thì đây cũng là một cơ hội tuyệt vời. Đối với chương trình học bổng Chính phủ Nhật Bản (MEXT) thì tiếng Anh hoặc tiếng Nhật là yêu cầu đầu tiên để được xét duyệt hồ sơ. Vì thế, nếu có 1 trong 2 chứng chỉ tiếng Anh – Nhật đáp ứng điều kiện về trình độ thì bạn đã có thể gửi hồ sơ ứng tuyển học bổng này rồi đó!

Tiếng Nhật là ngôn ngữ được sử dụng bởi khoảng 128 triệu người, hầu hết được sử dụng chính ở Nhật Bản. Tiếng Nhật sử dụng hệ thống chữ viết tượng hình và có sự tương đồng với tiếng Trung hoặc tiếng Hàn.

Nhật Bản sử dụng 3 hệ thống chữ viết được sử dụng cùng lúc là: Hiragana, Katakana và Kanji. Ngoài ra, đối với người nước ngoài học tiếng Nhật, cách đọc chữ Nhật được phiên âm ra các ký tự Latinh và được gọi là Romaji.

Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu thêm về các bảng chữ cái này nhé!

Mỗi bảng chữ cái Hiragana và Katakana bao gồm 46 chữ.

Khi thêm dấu “ hoặc dấu tròn vào một số hàng trong bảng chữ cái, cách phát âm sẽ thay đổi. Cụ thể:

hoặc pa, pi, pu, pe, po

きゃ、きゅ、きょ

ぎゃ、ぎゅ、ぎょ

しゃ、しゅ、しょ

じゃ、じゅ、じょ

ちゃ、ちゅ、ちょ

ぢゃ、ぢゅ、ぢょ (Gần như bạn sẽ không bao giờ gặp phải những chữ cái này)

にゃ、にゅ、にょ

ひゃ、ひゅ、ひょ

びゃ、びゅ、びょ

ぴゃ、ぴゅ、ぴょ

みゃ。みゅ、みょ

りゃ、りゅ、りょ

Chữ つ nhỏ (っ)

Để đơn giản, hãy coi っ là một cách để “nhân đôi phụ âm”. Có nghĩa là, mỗi phụ âm đứng sau nó sẽ được nhân đôi lên. Vì vậy, ta sẽ không đặt っ trước các nguyên âm あいうえお.

Hãy cùng nhìn một số ví dụ sau đây:

したい (shitai) – しったい (shittai)

かっこ (kakko)

いた (ita) – いった (itta)

Điều này cũng dẫn đến sự thay đổi trong cách phát âm. Khi có っ, ta sẽ có một khoảng dừng rất ngắn trước nó và nhân đôi phụ âm đứng sau.

Trong tiếng Nhật, bạn phải chắp vá vài âm tiết thì mới thành một từ có nghĩa. Hơn nữa, động từ, tính từ chia thành các thể/dạng khác nhau, chẳng hạn như: Động từ thể khả năng, động từ thể mệnh lệnh, động từ thể lịch sự, tính từ ở quá khứ, tính từ ở dạng phủ định,… Do đó, chỉ mỗi Kanji thì không thể hiện được các yêu cầu về thì/dạng khác nhau và Hiragana sẽ đảm nhận nhiệm vụ này.

Ví dụ:

勉強 (danh từ) việc học

勉強する (động từ) học bài

勉強した (động từ dạng quá khứ) đã học bài

勉強している (động từ dạng tiếp diễn) đang học bài

Bên cạnh đó, Katakana được sử dụng để phiên âm tiếng nước ngoài (những từ mà trong tiếng Nhật không có Kanji để thể hiện).

ベトナム:Việt Nam

オーストラリア:Australia

コミュニケーション:Communication

インターネット:Internet

チョコレート:Chocolate (sô cô la)

Katakana phân biệt với Hiragana nên người đọc có thể biết rằng đây là một từ nước ngoài, thay vì có suy diễn ra tiếng Nhật.

Ngoài ra, Katakana còn có một số chức năng khác.

彼はサギシです。(彼は詐欺師です。)

Khỉ: サル(猿)

Vịt: カモ(鴨)

Vẹt: オウム(鸚鵡, anh vũ)

Hãy so sánh ngữ pháp tiếng Việt và ngữ pháp tiếng Nhật trong câu ví dụ dưới đây nhé!

Tôi nuôi một con mèo đen.

私はねこを1びき かいます。

Tôi nuôi một con mèo đen. 私は くろいねこを1びき かいます。
Chủ ngữ Tôi わたし
Động từ Nuôi かいます。
Tân ngữ

– Lượng từ: con

– Danh từ chính: mèo

– Bổ sung thông tin cho danh từ chính “đen” đặt sau danh từ.

– Lượng từ: びき

– Danh từ chính: ねこ

– Bổ sung thông tin cho danh từ “くろい” đứng trước danh từ.

– Ngoài ra, を là trợ từ nối tân ngữ và động từ.

Bạn có thấy sự khác nhau rõ ràng về cấu trúc giữa tiếng Việt và tiếng Nhật không? Cụ thể:

– Động từ trong tiếng Nhật được đặt ở cuối câu

– Thông tin bổ sung ý nghĩa cho danh từ được đặt ở phía trước danh từ

– Tân ngữ đặt trước động từ và liên kết với động từ nhờ trợ từ.

Đó là 3 điểm khác biệt dễ thấy giữa tiếng Việt và tiếng Nhật. Bạn có thể đọc thêm một số bài viết khác của Kosei để hiểu hơn về ngữ pháp tiếng Nhật

>>> Tất tần tật về ngữ pháp tiếng Nhật và cách học ngữ pháp hiệu quả

Tài liệu tiếng Nhật thường được chia theo cấp độ nhằm giúp người học bổ sung kiến thức theo từng trình độ, ôn tập và chuẩn bị cho kì thi JLPT dễ dàng hơn. Với mỗi trình độ, các bộ tài liệu lại chia ra thành những kỹ năng khác nhau: Từ vựng, Kanji, Ngữ pháp, Đọc hiểu và Nghe hiểu. Mỗi kỹ năng cung cấp đầy đủ kiến thức cho mỗi trình độ tiếng Nhật. Ngoài ra, còn có những tài liệu luyện đề cung cấp các đề thi mô phỏng có cấu trúc và độ khó tương tự như đề thi JLPT chính thức.

>>> Các bạn có thể tham khảo kho tài liệu tiếng Nhật đồ sộ của Kosei tại đây!

日本語能力試験(にほんごのうりょくしけん) là kỳ thi lâu đời nhất. Đây cũng là kỳ thi uy tín và được phổ biến ở hơn 50 nước trên thế giới, phù hợp với những người học tiếng Nhật muốn đánh giá đúng trình độ, năng lực tiếng Nhật của mình.

Thời gian thi:

2 lần/ năm vào chủ nhật tuần đầu tiên của tháng 7 và tháng 12 hàng năm

Cơ quan tổ chức thi: Hiệp hội hỗ trợ Quốc tế Nhật bản và Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản

Địa điểm nhận hồ sơ đăng ký thi JLPT tại Việt Nam:

Trung tâm Ngoại ngữ – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM (12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP.HCM)

Văn phòng khoa Nhật – Hàn – Thái, tầng 3 khu nhà hiệu bộ

Trường Đại học Ngoại ngữ – đại học Đà Nẵng (131 Lương Nhữ Hộc, Cẩm Lệ, Đà Năng.

Văn phòng Khoa NN&VH Nhật Bản, phòng B.1.4

Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế (57, Nguyễn Khoa Chiêm, phường An Cựu, Tp. Huế.

Kỳ thi tiếng Nhật NAT-TEST là kỳ thi kiểm tra, đánh giá năng lực tiếng Nhật của thí sinh. Các môn thi bao gồm: Từ vựng, nghe hiểu và đọc hiểu.

Thời gian thi: Thông thường lịch thi NAT Test sẽ có 6 đợt thi trong năm vào các tháng 2, 4, 6, 8, 10 và 12. Thí sinh sẽ đăng ký trước khi thi khoảng 5 tuần. Kết quả thi sẽ có sau 3 tuần.

Cơ quan tổ chức thi:

Địa điểm nhận hồ sơ đăng ký thi:

Email: [email protected]

Email: [email protected]

Địa chỉ: 155 Võ Thị Sáu, phường 6, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

Email: [email protected]

[email protected]

Địa chỉ: 10-12 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, quận 1, TP.Hồ Chí Minh.

Email: [email protected]

[email protected]

Khoa Nhật – Hàn – Thái, Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng

Địa chỉ: 131 Lương Nhữ Hộc, quận Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh

Địa chỉ: Đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hưng Dũng, TP.Vinh

Đại học Thành Đông, phòng 104

Địa chỉ: Số 3 Vũ Công Đán, phường Tứ Minh, TP. Hải Dương

Email: [email protected]

Trung tâm Khảo thí và Quản lý Chất lượng Giáo dục – Đại học Thái Nguyên

Địa chỉ: phường Tân Thịnh, TP. Thái Nguyên

Email: [email protected]

J Test là một kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật và hiểu biết của thí sinh về văn hóa, xã hội Nhật Bản. Nội dung của kỳ thi tập trung vào ngôn ngữ Nhật sử dụng trong đời sống hàng ngày và được nhiều công ty, tổ chức Nhật Bản ưa chuộng.

Hiện tại, J Test được tiến hành tổ chức tại hơn 50 quốc gia trên thế giới.

Thời gian thi:

Đơn vị tổ chức:

Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký dự thi:

Văn phòng J TEST VIETNAM, Tầng 9

Địa chỉ: Số 5 Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội

Liên hệ: 08989 03636 (Mrs Nhung)

08988 06363 (Ms Huyen)

Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II – TP.HCM

Địa chỉ: Số 15, Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Liên hệ: 08988 06565

Chữ viết tiếng Anh dùng hệ chữ cái Latinh. Bảng chữ cái tiếng Anh gồm 26 chữ cái. Trong đó, bảng chữ cái lại chia thành 5 nguyên âm (u, e, o, a, i) và 21 phụ âm có cách viết khá tương đồng với tiếng Việt.

Mặt khác, về phát âm thì 1 chữ cái tiếng Anh có thể có nhiều cách phát âm khác nhau. Và để phân biệt và biết cách phát âm chính xác thì ngoài bảng chữ cái thông thường, trong tiếng Anh, bảng kí hiệu âm ngữ quốc tế được sử dụng phổ biến trong cộng đồng tiếng Anh để học cách phát âm chuẩn, hay có tên là IPA (International Phonetic Alphabet).

Đầu tiên, hãy thử so sánh cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt và tiếng Anh trong câu ví dụ:

Tôi có một con mèo đen.

I have a black cat.

Tôi có một con mèo đen

I have a black cat

Chủ ngữ

Tôi

I

Động từ

have

Tân ngữ

một con mèo đen

Số từ: một

Lượng từ: con

Danh từ chính: mèo

Bổ sung thông tin về con mèo: “đen” đứng sau danh từ chính

a black cat

Số từ: a

Không có lượng từ

Danh từ chính: cat

Bổ sung thông tin về con mèo “black” đứng trước danh từ chính, sau số từ

Từ đó, bạn có thể thấy rằng, về cấu trúc trong câu giữa tiếng Việt và tiếng Anh khá tương đồng với nhau.

Điểm khác nhau ở phần cụm danh từ, trong tiếng Anh, các thành phần bổ sung thông tin cho danh từ đứng trước danh từ chính, còn trong tiếng Việt, thành phần này lại đứng sau danh từ chính.

Dựa trên bảng so sánh cấu trúc ngữ pháp chính giữa các ngôn ngữ, có thể thấy tiếng Anh và tiếng Nhật có điểm giống nhau là thành phần bổ sung thông tin cho danh từ thì đứng trước danh từ. Còn về động từ, tân ngữ giữa 2 ngôn ngữ này lại cho chút trái ngược. Cụ thể:

Tiếng Anh

Tiếng Nhật

Động từ đứng ngay sau Chủ ngữ

Động từ đứng cuối câu

Tân ngữ đứng sau Động từ

Tân ngữ đứng trước Động từ, giữa Tân ngữ và Động từ có Trợ từ đi kèm

TOEIC (Test Of English for International Communication) là một bài thi đánh giá năng 2 năng lực Nghe hiểu và Đọc hiểu tiếng Anh được quốc tế công nhận. Bài thi TOEIC Listening và Reading là công cụ tiêu chuẩn để đánh giá và so sánh trình độ tiếng Anh của thí sinh. Đặc biệt, nội dung của bài thi phản ánh chính xác khả năng sử dụng tiếng Anh trong môi trường làm việc thực tế.

TOEIC được phổ biến rộng rãi ở hơn 150 nước trên thế giới với 7 triệu bài thi/năm.

Thời gian thi: Lịch thi được cập nhật liên tục trên web site iggvietnam.com/vi/

DANH SÁCH ĐIỂM THI TOEIC TẠI VIỆT NAM

Hà Nội

75 Giang Văn Minh, Q. Ba Đình, Hà Nội

KM9 Trần Phú, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội

Tầng 3 Trung Yên Plaza, Số 1 Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Số 207 đường Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội

TP Hồ Chí Minh

Tầng 1, Tháp 1, Tòa nhà The Sun Avenue, Số 28 Mai Chí Thọ, P. An Phú, Quận 2

Tòa nhà C6, TT Ngọai ngữ trường ĐH Bách Khoa HCM 268 Lý Thường Kiệt, Q.10, Tp. HCM

Toà nhà B1, phòng 1104, Viện Ngôn ngữ – Quốc tế học, 279 Nguyễn Tri Phương – Phường 5 – Quận 10 – TP.HCM

Đà Nẵng

Số 266 đường Trần Phú, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

Các tỉnh khác

Khu 2, đường 3/2, Tp. Cần Thơ

Số 2, Nguyễn Đình Chiểu, Nha Trang, Khánh Hòa

484 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng

Số 666, Đường 3 Tháng 2, Tích Lương, TP. Thái Nguyên, Thái Nguyên

Nguyễn Tất Thành, Nông Trang, TP. Việt Trì, Phú Thọ

IELTS là viết tắt của International English Language Test System (Hệ thống Kiểm tra Ngôn ngữ tiếng Anh Quốc tế). Tương tự như TOEIC và TOEFL, IELTS là kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh của người học.

IELTS được sáng lập từ năm 1980 và hiện đang được sở hữu bởi 3 tổ chức:

IELTS chia thành 2 dạng bài thi là IELTS Academic và IELTS General Training. Tùy vào mục đích sử dụng chứng chỉ mà người học sẽ đăng ký hình thức thi phù hợp. Tuy nhiên, mỗi hình thức thi đều bao gồm đầy đủ 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết.

Lịch thi IELTS cũng được cập nhật liên tục tại các hội đồng thi ở Việt Nam là British Council và IDP. Các bạn có thể tìm kiếm và xem tại trang chủ của các hội đồng thi.

Địa điểm đăng ký thi IELTS:

Hội Đồng Anh

Tại Hà Nội: 20 Thụy Khuê, Tây Hồ

Tại TP. Hồ Chí Minh: Tầng 1, tòa nhà Viettel, 285 Cách Mạng Tháng Tám, phường 12, quận 10

IDP

IDP Hà Nội: 30 Triệu Việt Vương, Quận Hai Bà Trưng

IDP Hồ Chí Minh: 36 Mạc Đĩnh Chi, Quận 1

TOEFL được viết tắt từ Test Of English as a Foreign Language – Kiểm tra năng lực tiếng Anh quốc tế của ETS (Viện khảo thí về giáo dục nổi tiếng của Mỹ). TOEFL được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1964 nhằm mục đích chứng minh năng lực sử dụng tiếng Anh của cá nhân trong môi trường học thuật, đặc biệt là ở các trường nói tiếng Anh – Mỹ.

Bài thi TOEFL bao gồm 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết, kéo dài trong vòng 4 tiếng với mức điểm tối đa là 300 điểm. Ngoài ra, chứng chỉ TOEFL có 3 dạng phổ biến là iBT, PBT và CBT được chia theo cách thức thực hiện bài thi. Cụ thể: iBT là hình thức thi thông qua internet, PBT là thi trên giấy, CBT là thi trực tiếp trên máy tính.

Việc học 2 ngoại ngữ cùng lúc là nhu cầu hoàn toàn hợp lý của các bạn. Tuy nhiên, dựa trên điều kiện về thời gian và khả năng tiếp thu, mình khuyên các bạn KHÔNG NÊN học song song 2 ngoại ngữ trong trường hợp cả 2 ngoại ngữ bạn đều bắt đầu từ đầu, từ con số 0.

Tuy nhiên, nếu bạn đã có trình độ tiếng Anh hoặc tiếng Nhật ở mức khá thì bạn hoàn toàn có khả năng duy trì ngoại ngữ tốt và học thêm ngoại ngữ mới. Chẳng hạn như: Bạn đã thi chứng chỉ tiếng Anh IELTS được 6.5, tức là bạn đã có khả năng nghe nói đọc viết tiếng Anh ở tầm khá và trong thời gian tới, bạn muốn học thêm tiếng Nhật và cải thiện thêm trình độ tiếng Anh thì việc này hoàn toàn trong khả năng của bạn.

Nếu bạn đã tự tin với một ngôn ngữ rồi thì hãy học ngôn ngữ thứ 2 theo cách dưới đây nhé!

Trên lý thuyết, bạn hoàn toàn có thể học nhiều hơn 2 ngôn ngữ cùng lúc, tuy nhiên, điều này sẽ làm tăng mức độ khó của việc học từng ngôn ngữ và gây ra tác động tiêu cực đến sự thành công trong việc học ngoại ngữ của bạn.

Những ngôn ngữ tới từ cùng ngữ hệ thường giống nhau về từ vựng, ngữ pháp, liên tưởng và yếu tố khác, vì thế bạn có thể dễ nhầm lẫn khi học cùng lúc. Học tiếng Anh và tiếng Nhật cùng lúc là sự lựa chọn lý tưởng.

Điều này sẽ giúp bạn phân biệt rõ ràng hơn giữa 2 ngôn ngữ.

Thậm chí nếu bạn tích cực rằng bạn muốn trôi chảy cả tiếng anh và tiếng nhật thì cũng cứ đặt ra một ưu tiên cho thứ tiếng nào đó và dành nhiều thời gian hơn một chút cho ngôn ngữ ưu tiên. Điều này sẽ giúp bạn thấy tiến bộ rõ ràng hơn và tránh chán nản.

Đặt mục tiêu thực tế, kế hoạch khả thi và quản lý thời gian của bạn một cách khôn ngoan.

Nếu bạn thấy tiếng Nhật khó hơn tiếng Anh thì hãy dành 70-80% thời gian cho tiếng Nhật và 20-30% còn lại thì hãy dành cho tiếng Anh.

Điều này cũng giúp tránh nhầm lẫn khi học từ vựng và ngữ pháp cơ bản nhất cho giao tiếp cơ bản.

Ví dụ, cố gắng lúc nào cũng học tiếng Nhật ở phòng khách và tiếng anh học ở phòng ngủ; dùng vở viết và màu bút khác nhau cho mỗi thứ tiếng.

Ví dụ, học tiếng anh sử dụng ứng dụng điện thoại và flashcard, học tiếng Nhật sử dụng máy tính và vở ghi chép.

Như đã nói ở trên, bạn cần đặt mức độ ưu tiên cho MỘT ngôn ngữ nhưng không phải chỉ có MỘT ngôn ngữ duy nhất được ưu tiên. Bạn có thể thay đổi mức độ ưu tiên trong các khoảng thời gian khác nhau. Chẳng hạn như, 6 tháng nữa bạn quyết định thi JLPT N3 và bạn đang muốn học tiếng Anh giao tiếp, không có mục đích thi chứng chỉ gì hết, thì trong 6 tháng đó bạn hãy đặt tiếng Nhật là ngôn ngữ ưu tiên và dành thời gian nhiều hơn cho tiếng Nhật để có thể đạt được kết quả tốt nhất trong thời gian sắp tới.

Một kế hoạch học tập luôn luôn cần thiết với người học, giúp bạn có thể theo dõi quá trình và tiến độ thực hiện của bạn. Đặc biệt là khi bạn học 2 ngoại ngữ cùng lúc, bạn cần học cách sắp xếp thời gian hợp lý để có thể đảm bảo việc học 2 ngôn ngữ trong cùng 1 ngày nhiều nhất có thể. Bạn có thể lên lịch học, thời gian học cụ thể hay các công việc hoàn thành trong ngày lên các ứng dụng trong điện thoại hay sổ tay để tiện theo dõi. Mình gợi ý các bạn sử dụng Google Calender để lên lịch công việc thuận lợi nhé.

Khi lên kế hoạch cho việc học hãy chú ý:

+ Sử dụng cả 2 ngôn ngữ trong lúc ghi chép.

Hãy sử dụng tiếng Anh để giải thích ý nghĩa từ mới tiếng Nhật hay cách sử dụng các mẫu ngữ pháp mới. Bạn cũng sử dụng tương tự cách này đối với việc học từ mới bằng phương pháp Flashcard (hoặc sử dụng ứng dụng Flashcard như Quizlet hay Anki). Cụ thể, mặt trước sẽ viết từ mới tiếng Nhật, nhớ viết cả Kanji để quen mặt chữ nhé. Còn mặt sau ghi nghĩa bằng tiếng Anh.

Mục đích của hoạt động này là hạn chế sử dụng tiếng Việt và tăng tối đa thời gian hấp thu kiến thức bằng 2 ngôn ngữ mà bạn đang học, tiếng Anh và tiếng Nhật. Hơn nữa, điều này còn giúp bạn có khả năng chuyển đổi ngôn ngữ từ Anh – Nhật và ngược lại một cách nhanh chóng vì bạn không phải dịch Anh – Việt – Nhật.

+ Luyện dịch Nhật – Anh.

Bởi vì khi mới bắt đầu học tiếng Nhật, từ ngữ mới đều quen thuộc và mẫu ngữ pháp tiếng Nhật cũng đơn giản, nên bạn hoàn toàn có khả năng dịch các câu tiếng Nhật sang tiếng Anh một cách trơn tru, nhanh chóng. Sử dụng từ vựng và mẫu ngữ pháp mới để đặt câu chắc chắn sẽ giúp bạn ghi nhớ từ vựng lâu hơn. Hơn nữa, việc luyện dịch còn giúp cho bạn tăng khả năng chuyển đổi từ tiếng Nhật – tiếng Anh nhanh hơn. Bạn có thể tăng độ khó cho hình thức học này bằng cách luyện viết status hay nhật ký bằng cả hai ngôn ngữ. Chuẩn bị một cuốn sổ nhỏ và viết vài câu tiếng Nhật vào buổi tối trước khi đi ngủ bạn sẽ thấy vừa yêu thích vừa thêm chút động lực học tiếng Nhật mỗi ngày đó.

+ Sử dụng thói quen học tập khác nhau.

Để tránh lẫn lộn giữa 2 ngôn ngữ, bạn hãy sử dụng những phương thức học tập khác nhau cho từng loại. Thay đổi không gian, thời gian cho từng ngoại ngữ hay từng kỹ năng nghe, nói, đọc, viết vừa giúp thay đổi không khí, thư giãn đầu óc vừa tăng khả năng tiếp thu hơn. Ví dụ, bạn dành thời gian buổi sáng để bắt đầu ngày mới bằng việc học 5 Kanji và kết thúc một ngày bằng những dòng nhật ký bằng tiếng Anh thì sao nhỉ? Điều này sẽ cho phép bạn tạo ra một môi trường liên kết riêng biệt để phát triển tư duy ngôn ngữ.

Ngoài ra, bạn có thể học 50 bài Minna ở trên app với đầy đủ ngữ pháp, từ vựng, kanji và cả nghe hiểu. Vừa tiện lợi vừa nhanh chóng. Từ mới tiếng Nhật mình trực tiếp nhập vào Quizlet cho tiện ôn tập. Còn đối với học tiếng anh, giấy vở và bút luôn sẵn sàng để học ghi chép ha~

+ Áp dụng ngôn ngữ vào đời sống hàng ngày.

Sử dụng ngôn ngữ yêu cầu bạn phải thường xuyên tiếp xúc với ngôn ngữ đó. Vì thế, nếu bạn có thấy học hành nhàm chán thì chuyển qua một số hoạt động thư giãn, thoải mái hơn nhưng vẫn hữu ích như là xem phim, nghe podcast, xem youtube hay đọc sách báo nhé!

Vậy nên học tiếng Nhật hay tiếng Anh? Học ngôn ngữ không phải chuyện ngày một ngày hai mà thành mà nó đòi hỏi cả một quá trình cố gắng và nỗ lực. Hơn nữa, bạn còn đang học cả 2 ngôn ngữ nên hãy tạo cho mình thói quen học ngôn ngữ hàng ngày để hiệu quả hơn. Mọi cố gắng của bạn đều xứng đáng cho những thành quả sau này! 頑張れ!

>>> Tất tần tật về tự học tiếng Nhật giao tiếp cơ bản tại nhà

>>> Romaji là gì? Cách học tiếng Nhật Romaji dễ nhớ nhất!

Bạn đang xem bài viết: Học tiếng Nhật và tiếng Anh cùng một lúc có được không?. Thông tin do truongmaugiaoso8-badinh.edu.vn chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *