Hướng dẫn hạch toán hàng tạm nhập tái xuất mới nhất 2023

VIETGO- HƯỚNG DẪN TẠM NHẬP TÁI XUẤT THAN TỪ LÀO
VIETGO- HƯỚNG DẪN TẠM NHẬP TÁI XUẤT THAN TỪ LÀO

Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam. Tạm nhập có thể hiểu nghĩa đơn thuần là việc nhập khẩu hàng hóa trong một thời gian ngắn hạn (“tạm”) vào lãnh thổ Viêt Nam. Thông thường, hàng hóa sau khi được nhập khẩu vào một quốc gia thì sẽ được lưu lại tại quốc gia đó để phân phối ra thị trường hoặc phục vụ cho một mục đích nhất định của doanh nghiệp nhập khẩu trong sản xuất kinh doanh và có lưu thông trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, với trường hợp tạm nhập thì hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích cho lưu thông tại thị trường Việt Nam mà sau một thời gian ngắn được xuất khẩu sang nước thứ ba. Tuy nhiên nhiều người lại chưa thực sự quan tâm về vấn đề này. Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin về hạch toán hàng tạm nhập tái xuất thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.

hạch toán hàng tạm nhập tái xuất

1. Tạm nhập, tái xuất là gì ?

Tạm nhập tái xuất bản chất là hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài và xuất khẩu chính hàng hóa đó thay vì bán trong nước. Hàng hóa tạm nhập tái xuất cần được làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam và thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra khỏi Việt Nam.

Bản chất của tạm nhập tái xuất là hoạt động mua và bán hàng hóa vì vậy kinh doanh tạm nhập tái xuất dựa trên cơ sở hợp đồng mua hàng hóa và hợp đồng bán hàng hóa. Hợp đồng mua hàng hóa được ký giữa thương nhân Việt Nam và thương nhân nước xuất khẩu, hợp đồng bán hàng hóa được ký giữa thương nhân Việt Nam và thương nhân nước nhập khẩu. Cần lưu ý rằng hợp đồng mua hàng không nhất thiết phải có trước hợp đồng bán hàng, nhờ đó thương nhân có thể tận dụng cơ hội kinh doanh của mình. Thông thường, hàng hóa tạm nhập tái xuất có thời hạn tái xuất tối đa là 90 ngày.

2. Hình thức tạm nhập, tái xuất

Doanh nghiệp thành lập theo quy định Luật doanh nghiệp được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hoá, các hình thức tạm nhập, tái xuất mà các doanh nghiệp phải tuân theo tùy thuộc vào loại hàng hoá kinh doanh:

  • Việc tạm nhập tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và hàng hoá có quy định cấp phép, thương nhân phải có giấy phép của Bộ Công Thương.
  • Đối với các loại hàng hoá khác, thương nhân chỉ cần làm thủ tục tạm nhập tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
  • Hàng hoá là máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn, mẫu không thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hoá được phép tạm nhập, tái xuất theo các hợp đồng thuê, mượn của thương nhân Việt Nam ký với bên nước ngoài để sản xuất, thi công.

3. Thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập, tái xuất

Địa điểm thực hiện thủ tục

  • Địa điểm thực hiện thủ tục hải quan là nơi cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải (khoản 1 Điều 22 Luật Hải quan 2014).
  • Địa điểm để thương nhân thực hiện khai báo hải quan đối với hàng tạm nhập, tái xuất là trụ sở Cục hải quan, trụ sở Chi cục hải quan.

Hồ sơ thực hiện thủ tục

Khi thực hiện thủ tục hải quan thì người khai hải quan cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:

  • Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
  • Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp;
  • Văn bản có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức hội chợ, triển lãm (trừ tạm nhập – tái xuất để giới thiệu sản phẩm): 01 bản chụp;
  • Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.

Thời hạn khai báo và nộp tờ khai hải quan

Căn cứ vào khoản 1 Điều 25 Luật hải quan 2014, thời hạn khai báo và nộp tờ khai hải quan như sau:

  • Đối với hàng hóa xuất khẩu, nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;
  • Đối với hàng hóa nhập khẩu, nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu;
  • Thời hạn nộp tờ khai hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định của Luật hải quan 2014.

Vai trò của thủ tục hải quan

  • Thủ tục hải quan là công cụ được Nhà nước sử dụng để quản lý hành chính đối với hàng hoá tạm nhập, tái xuất trên lãnh thổ quốc gia.
  • Phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới quốc gia.
  • Thủ tục hải quan là công cụ để thống kê hàng hóa tạm nhập, tái xuất trên lãnh thổ.
  • Thúc đẩy quá trình hợp tác, hội nhập quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.

4. Thời hạn lưu hàng tạm nhập, tái xuất tại Việt Nam

  • Hàng hoá tạm nhập, tái xuất được lưu tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập;
  • Trường hợp cần kéo dài thời hạn thương nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập đề nghị gia hạn; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá hai lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập tái xuất.
  • Quá thời hạn trên, doanh nghiệp phải tái xuất hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu huỷ.

5. 186/1998/TT-BTC hạch toán hàng tạm nhập tái xuất

BỘ TÀI CHÍNH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 186/1998/TT-BTC

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 1998

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 186/1998/TT-BTC NGÀY 28 THÁNG 12 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU,THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

Căn cứ Luật thế tiêu thụ đặc biệt số 05/1998/QH10 ngày 20/5/1998;
Căn cứ Nghị định số 84/1998/NĐ-CP ngày 12/10/1998 của Chính phủ và Thông tư số 168/1998 TT-BTC ngày 21/12/1998 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Luật thuế tiêu thụ đặc biệt;
Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 26/12/1991, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, ngày 5/07/1993, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 04/1998/QH10 ngày 20/05/1998, Nghị định số 54/CP ngày 28/8/1993;
Căn cứ Nghị định số 94/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ và Thông tư số 172/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
Căn cứ Thông tư số 13/1998/TT-TCQH ngày 14/12/1998 của Tổng cục Hải quan về hướng dẫn quản lý thuế nhập khẩu và thế GTGT đối với loại hình nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu;
Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:

Thông tư này áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.

II- KẾ TOÁN THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU

1- Khi xuất khẩu hàng hoá, kế toán căn cứ vào các chứng từ và hoá đơn bán hàng xuất khẩu, tính, xác định và phản ánh số thuế xuất khẩu phải nộp, ghi:

Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng

Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu).

2- Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ, kế toán căn cứ vào các chứng từ và hoá đơn mua hàng nhập khẩu, tính, xác định và phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, ghi:

Nợ TK 152, 153, 156, 221, 632, 641, 642,…

Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu).

3-Trường hợp được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp đối với hàng nhập khẩu mà còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu dưới sự giám sát của hải quan, được phép tái xuất thì số thuế nhập khẩu được hoàn lại, ghi:

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (Nếu trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau)

Nợ TK111, 112 (Nếu được hoàn lại bằng tiền).

Có TK 151, 152, 156,…

4- Trường hợp được hoàn thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn thì số thuế nhập khẩu được hoàn lại, ghi:

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (Nếu trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau)

Nợ TK 111,112 (Nếu được hoàn lại bằng tiền)

Có TK 152,153,156, 211,…

5- Trường hợp được hoàn thuế xuất khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu đã nộp thuế xuất khẩu nhưng không xuất khẩu nữa hoặc thực tế xuất khẩu ít hơn, ghi: Nợ TK 111,112 (Nếu được hoàn lại bằng tiền)

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (Nếu trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng.

6- Trường hợp nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ xuất khẩu thành phẩm: Khi nhận được thông báo thuế chính thức của cơ quan hải quan về số thuế nhập khẩu phải nộp, ghi:

Nợ TK152, 153,…

Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu).

+ Trong thời gian ân hạn 275 ngày, nếu doanh nghiệp đã thực xuất khẩu số sản phẩm thì doanh nghiệp không phải nộp thuế nhập khẩu đối với số nguyên vật liệu đã nhập khẩu tương ứng với số sản phẩm đã thực xuất khẩu trên cơ sở định mức sử dụng nguyên vật liệu. Trường hợp doanh nghiệp chưa nộp thuế nhập khẩu thì số thuế nhập khẩu không phải nộp đối với số nguyên vật liệu đã nhập khẩu tương ứng với số sản phẩm đã thực xuất khẩu, ghi:

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (Trường hợp chưa kết chuyển giá vốn hàng bán xuất khẩu)

Có TK 721- Các khoản thu nhập bất thường (Trường hợp đã kết chuyển giá vốn hàng bán hàng xuất khẩu).

+ Nếu ngoài thời gian ân hạn 275 ngày mà doanh nghiệp chưa thực xuất khẩu sản phẩm hoặc chưa xuất khẩu hết số sản phẩm tương ứng phải xuất khẩu thì doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu đối với số nguyên vật liệu tương ứng với số sản phẩm chưa xuất khẩu. Nếu khi có sản phẩm thực xuất khẩu thì doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp. Số thuế nhập khẩu được hoàn lại, ghi:

Nợ TK 111, 112 (Nếu được hoàn lại bằng tiền)

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (Nếu trừ vào số thuế nhập khẩu phải nộp kỳ sau)

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (Nếu chưa kết chuyển giá vốn hàng bán)

Có TK 721 – Các khoản thu nhập bất thường (Nếu đã kết chuyển giá vốn hàng bán).

7 – Trường hợp được hoàn thuế nhập khẩu đối với hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập – tái xuất, ghi:

– Khi tạm nhập khẩu phản ánh giá trị hàng nhập khẩu, số thuế nhập khẩu phải nộp và đã nộp, ghi:

+ Giá trị hàng nhập khẩu:

Nợ TK 151, 156,…

Có TK 331, 111, 112.

+ Số thuế nhập khẩu phải nộp:

Nợ TK 151, 156

Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu).

+ Số thuế nhập khẩu đã nộp:

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu)

Có TK 111, 112.

– Khi tái xuất khẩu không phải nộp thuế xuất khẩu, ghi:

+ Phản ánh doanh thu hàng xuất khẩu:

Nợ TK 131, 111, 112

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng (giá xuất khẩu).

+ Phản ánh giá vốn hàng xuất khẩu:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Giá nhập khẩu đã có thuế nhập khẩu)

Có TK 151, 156.

– Khi được hoàn lại số thuế nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 111, 112 (Nếu được hoàn lại bằng tiền)

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (Nếu được hoàn lại trừ vào số thuế xuất khẩu phải nộp)

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (Nếu chưa kết chuyển giá vốn hàng bán)

Có TK 721 – Các khoản thu nhập bất thường (Nếu đã kết chuyển giá vốn hàng bán).

8 – Trường hợp được hoàn thuế xuất khẩu đối với hàng tạm xuất khẩu đưa ra nước ngoài gia công và tái nhập khẩu sản phẩm, hàng hoá gia công hoàn thành, ghi:

– Khi xuất khẩu nguyên vật liệu, hàng hoá đưa đi gia công, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 152, 156,…

– Số thuế xuất khẩu phải nộp của hàng tạm xuất tái nhập (của nguyên vật liệu, hàng hoá đưa đi gia công), ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu.

– Khi nộp thuế xuất khẩu đối với hàng tạm xuất tái nhập, ghi:

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu

Có TK 111, 112,…

– Chi phí gia công phải trả, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 111, 112,…

– Khi tái nhập khẩu sản phẩm, hàng hoá gia công hoàn thành, ghi:

Nợ TK 155, 156, …

Có TK 154 – chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

– Số thuế xuất khẩu đã nộp được hoàn lại đối với hàng tạm xuất – tái nhập, ghi:

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (Nếu được trừ vào số thuế phải nộp)

Nợ TK 111, 112 (Nếu được hoàn lại bằng tiền)

Có TK 155, 156 (Nếu hàng hoá gia công chưa xuất bán)

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (Nếu hàng hoá gia công đã tiêu thụ).

9 – Trường hợp đã xuất khẩu nhưng vì lý do nào đó buộc phải nhập khẩu trở lại Việt Nam được xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp, ghi:

+ Phản ánh số tiền phải trả người mua về hàng xuất khẩu bị trả lại:

Nợ TK 531 – Hàng bán bị trả lại (Giá xuất khẩu)

Có TK 131, 111, 112 (Giá xuất khẩu)

+ Phản ánh số thuế xuất khẩu được hoàn lại bằng tiền hoặc trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau, ghi:

Nợ TK 111, 112 (Nếu được hoàn lại bằng tiền)

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (Nếu trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng (Chi tiết thuế xuất khẩu).

+ Phản ánh giá trị hàng xuất khẩu phải nhập khẩu trở lại:

Nợ TK 155,156

Có TK 632- giá vốn hàng bán.

10 – Trường hợp hàng nhập khẩu vì lý do nào đó buộc phải xuất; trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba, được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp và không phải nộp thuế xuất khẩu:

+ Phản ánh giá trị hàng nhập khẩu xuất trả lại chủ hàng nước ngoài, ghi:

Nợ TK 331- Phải trả cho người bán (giá nhập khẩu không có thuế nhập khẩu)

Có TK 152, 156, 211,…

+ Phản ánh số thuế nhập khẩu được hoàn lại, ghi:

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhâp khẩu (nếu trừ vào số thuế phải nôp kỳ sau)

Nợ TK 111,112 (nếu được hoàn lại bằng tiền)

Có TK 152, 156, 211,… (số thuế nhập khẩu đã nộp).

11- Trường hợp đối tượng nộp thuế nhầm lẫn trong kê khai hàng hoá nhập khẩu thì được hoàn trả tiền thuế nộp quá trong thời hạn một năm trở về trước kể từ ngày kiểm tra phát hiện. Số thuế nhập khẩu nộp quá được hoàn trả cho nhầm lẫn trong kê khai, ghi:

Nợ TK 111, 112 (Nếu được hoàn lại bằng tiền)

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (Nếu trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau)

Có TK 152, 156, 211,… (Nếu chưa xuất dùng nguyên vật liệu và xuất bán hàng hoá)

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (Nếu đã xuất bán nhưng chưa kết chuyển giá vốn hàng bán)

Có TK 721 – Các khoản thu nhập bất thương (Nếu đã xuất bán và đã kết chuyển giá vốn hàng bán).

12- Trường hợp đối tượng nộp thuế nhầm lẫn trong kê khai hàng hoá xuất khẩu thì được hoàn trả tiền thuế xuất khẩu nộp quá trong thời hạn một năm trở về trước kể từ ngày kiểm tra phát hiện. Số thuế xuất khẩu nộp quá được hoàn trả, ghi:

Nợ TK 111, 112 (nếu được hoàn lại bằng tiền).

Nợ TK 3333 -Thuế xuất, nhập khẩu (nếu trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng (nếu được hoàn lại trong niên độ kế toán)

Có TK 721- Các khoản thu nhập bất thường (nếu được hoàn lại vào niên độ kế toán sau).

13- Trường hợp đối tượng nộp thuế nhầm lẫn trong kê khai hàng hoá xuất khẩu thì phải truy thu tiền thuế trong thời hạn một năm trở về trước kể từ ngày kiểm tra, phát hiện có sự nhầm lẫn đó. Số thuế xuất khẩu truy thu phải nộp ghi :

Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng (nếu trong niên độ kế toán có doanh thu hàng xuất khẩu)

Nợ TK 821- Chi phí bất thường (nếu trong niên độ kế toán không có doanh thu hàng xuất khẩu)

Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu).

14- Trường hợp đối tượng nộp thuế nhầm lẫn trong kê khai hàng hoá nhập khẩu thì phải truy thu tiền thuế nhập khẩu trong thời hạn 01 năm trở về trước kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự nhầm lẫn đó. Số thuế nhập khẩu truy thu phải nộp, ghi:

Nợ TK 152,156, 211, 621, 632,…

Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu).

15- Trường hợp gian lận tiền thuế thì phải truy thu tiền thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu. Số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu truy thu phải nộp do gian lận tiền thuế được hạch toán như trường hợp nhầm lẫn trong kê khai hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu thì phải truy thu tiền thuế xuất khẩu hoặc nhập khẩu đã hướng dẫn ở các điểm 11, 12, 13, 14.

16- Các trường hợp đã được miễn, giảm thuế nhập khẩu theo chế độ thuế quy định, nếu sử dụng khác với mục đích đã được miễn giảm thì phải truy thu đủ số thuế đã được miễn giảm. Số thuế nhập khẩu truy thu phải nộp, ghi :

Nợ TK 152, 156, 211, 632,…

Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu).

17- Đối với máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất hoặc mượn tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất và các mục đích khác, khi nhập khẩu phải kê khai nộp thuế nhập khẩu theo quy định, khi tái xuất ra khỏi Việt Nam sẽ được hoàn thuế nhập khẩu. Số thuế nhập khẩu được hoàn lại, ghi:

Nợ TK 111, 112 (nếu được hoàn lại bằng tiền)

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (Nếu trừ vào số thuế nhập khẩu phải nộp kỳ sau)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình.

18 – Khi nộp thuế xuất nhập khẩu, thuế nhập khẩu vào ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu

Có TK 111, 112, …

III – KẾ TOÁN THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

1- Khi bán hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, kế toán căn cứ vào hoá đơn bán hàng để phản ánh doanh thu bán hàng theo giá thanh toán, đồng thời tính xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp theo chế độ quy định được hướng dẫn tại Thông tư số 168/1998/TT-BTC ngày 21/12/1998 của Bộ Tài Chính.

Căn cứ vào kết quả tính được về số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng

Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.

2- Khi nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, kế toán căn cứ vào hoá đơn mua hàng nhập khẩu và thông báo nộp thuế về số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của hàng nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 152, 156, 211,…

Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.

3- Khi nộp tiền thuế tiêu thụ đặc biệt vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt

Có TK 111, 112,…

4- Hàng tạm nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, khi tái xuất khẩu được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp tương ứng với số hàng tái xuất khẩu. Số thuế tiêu thụ đặc biệt được Ngân sách Nhà nước hoàn lại, ghi:

Nợ TK 111, 112 (Nếu được hoàn lại bằng tiền)

Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt (Nếu được trừ vào số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp kỳ sau)

Có TK 632 – giá vốn hàng bán (Nếu trong niên độ kế toán chưa kết chuyển giá vốn hàng tái xuất khẩu)

Có TK 721 – Các khoản thu nhập bất thường (Nếu đã kết chuyển giá vốn hàng tái xuất khẩu).

5- Trường hợp hoàn lại thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB theo khai báo, nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn so với khai báo, hàng nhập khẩu trong quá trình nhập khẩu bị hư hỏng, mất có lý do xác đáng, đã nộp thuế TTĐB. Số thuế TTĐB được Ngân sách Nhà nước hoàn lại, ghi:

Nợ TK 111, 112 (Nếu được hoàn lại bằng tiền)

Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt (Nếu trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau)

Có TK 152, 156, 211,… (Nếu hàng hoá chưa xuất bán, nguyên vật liệu chưa xuất dùng)

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (Nếu hàng hoá đã xuất bán).

6- Trường hợp hàng nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt vì lý do nào đó buộc phải xuất trả lại nước ngoài thì số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài được hoàn lại, ghi:

+ Phản ánh giá trị hàng nhập khẩu trả lại nước ngoài, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (Giá nhập khẩu)

Có TK 152, 156, 211,… (Giá nhập khẩu)

+ Số thuế tiêu thụ đặc biệt được ngân sách Nhà nước hoàn lại bằng tiền hoặc trừ vào số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, ghi:

Nợ TK 111, 112 (Nếu được hoàn lại bằng tiền)

Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt (Nếu trừ vào số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp kỳ sau)

Có TK 152, 156, 211,…

7- Cơ sở sản xuất kinh doanh quyết toán thuế khi sát nhập, chia tách, giải thể, phá sản có số thuế tiêu thụ đặc biệt nộp thừa. Số thuế tiêu thụ đặc biệt nộp thừa được ngân sách Nhà nước hoàn lại bằng tiền, ghi:

Nợ TK 111, 112

Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.

8- Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, địch hoá, tai nạn bất ngờ bị lỗ được xét giảm thuế tiêu thụ đặc biệt. Số thuế tiêu thụ đặc biệt được giảm sẽ trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo, ghi:

Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng (Nếu được giảm thuế tiêu thụ đặc biệt trong niên độ kế toán)

Có TK 721 – Các khoản thu nhập bất thường (Nếu được giảm thuế tiêu thụ đặc biệt vào niên độ kế toán sau).

9- Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, địch hoạ bị thiệt hại nặng, không còn khả năng sản xuất kinh doanh và nộp thuế thì được xét miễn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt còn phải nộp không có khả năng nộp. Số thuế tiêu thụ đặc biệt được miễn, ghi:

Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng (Nếu được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt trong niên độ kế toán)

Có TK 721 – Các khoản thu nhập bất thường (Nếu được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt vào niên độ kế toán sau).

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/1999. Các quy định về kế toán thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt trong các văn bản chế độ kế toán đã ban hành trước đây trái với thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung.

Trên đây là một số thông tin về hạch toán hàng tạm nhập tái xuất. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Bạn đang xem bài viết: Hướng dẫn hạch toán hàng tạm nhập tái xuất mới nhất 2023. Thông tin do truongmaugiaoso8-badinh.edu.vn chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *