Làm thế nào để xây dựng một Văn hóa tích cực?

Ý nghĩa thực sự của việc học ngoại ngữ l GS. Phan Văn Trường l Cấy Nền Radio
Ý nghĩa thực sự của việc học ngoại ngữ l GS. Phan Văn Trường l Cấy Nền Radio

Làm thế nào để xây dựng một Văn hóa tích cực?

Văn hóa Công ty là yếu tố không thể thiếu trong bất cứ tổ chức hay doanh nghiệp nào. Nó ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của doanh nghiệp, từ tuyển dụng những nhân viên hàng đầu, cung cấp những chương trình huấn luyện và nâng cao năng lực nhân viên cho đến cải thiện mức độ hài lòng của đội ngũ đến các bậc quản lý, lãnh đạo. Có thể nói, Văn hóa là cột trụ của một lực lượng lao động chất lượng và một công ty phát triển bền vững.

Thiếu văn hóa tích cực, nhân viên sẽ khó khăn trong việc xác định những giá trị cốt lõi của công việc, dẫn đến nhiều tác động tiêu cực đối với công ty và những lãnh đạo cấp cao. Trong đó, việc giảm năng suất công việc, đội ngũ thiếu gắn kết luôn là vấn đề đáng lo ngại nhất.

Theo một nghiên cứu của Deloitte, 94% quản lý và 88% nhân viên tin rằng, một công ty với văn hóa đặc trưng là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Deloitte cũng chỉ ra rằng, có sự tương quan mật thiết giữa những nhân viên hài lòng với công việc hiện tại của mình với những người cho rằng công ty họ đang sở hữu một văn hóa vững mạnh.

Văn hóa Doanh nghiệp cũng là lý do giải thích hợp lý nhất khi một công ty được xem là “Nơi tốt nhất để làm việc” thường đạt được những thành công đột phá trong kinh doanh. Một nghiên cứu khác của CultureIQ chỉ ra rằng, đánh giá tổng quát của nhân viên đối với chất lượng công ty họ – bao gồm tính cộng tác, môi trường làm việc và những giá trị cốt lõi – cao hơn 20% so với những công ty chưa thực sự có Văn hóa Doanh nghiệp vững mạnh.

Vậy, vì sao Văn hóa Doanh nghiệp lại quan trọng đến như vậy?

  1. Quá trình tuyển dụng: nhiều nhà tuyển dụng đều đồng ý rằng, văn hóa vững mạnh là yếu tố lớn nhất để thu hút những nhân viên tiềm năng. Văn hóa tích cực mang lại lợi thế cạnh tranh cực kỳ lớn đối với doanh nghiệp. Một nhân viên luôn mong muốn làm việc cho một công ty với danh tiếng tốt, và một công ty có văn hóa tích cực luôn thu hút những nhân tài, người sẽ sẵn sàng xem công ty như một ngôi nhà thứ hai chứ không phải như một “nơi nghỉ chân” cho những đợt nhảy việc tiếp theo.
  2. Sự gắn kết của nhân viên với doanh nghiệp: không chỉ thu hút những người tài đến với công ty, văn hóa doanh nghiệp còn là yếu tố giúp giữ chân họ ở lại công ty. Nhân viên sẽ gắn bó công ty nhiều hơn khi họ cảm nhận được đối xử tốt và tận hưởng công việc mỗi ngày, hơn là chỉ “đi làm và về nhà” một cách vô nghĩa và nhàm chán.
  3. Sự hài lòng của nhân viên với công việc: không ngạc nhiên khi mà sự hài lòng của nhân viên đối với công ty có văn hóa vững mạnh và thấm nhuần cao hơn hẳn so với những công ty chưa thực sự có văn hóa sâu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến những đánh giá của nhân viên đối với các cấp quản lý lãnh đạo, với công ty và hiệu suất làm việc của doanh nghiệp
  4. Tính tương tác cao của nhân viên: những nhân viên thường có tính tương tác cao hơn khi làm việc trong một công ty có văn hóa doanh nghiệp vững mạnh. Điều này là không quá ngạc nhiên khi mà một văn hóa tích cực khuyến khích và củng cố giao tiếp mở giữa nhân viên và quản lý.
  5. Hiệu suất làm việc: văn hóa vững mạnh củng cố hiệu suất làm việc của một công ty. Đó là vì nhân viên thường xuyên được khuyến khích, truyền cảm hứng và công nhận nhiều hơn bởi những lãnh đạo và quản lý văn hóa.
  6. Giảm áp lực công việc: một văn hóa tích cực làm giảm đáng kể các áp lực công việc. Điều này vừa thúc đẩy sức khỏe nhân viên trong khi vẫn đảm bảo, thậm chí nâng cao hiệu quả công việc.

Một trong những điều tuyệt vời nhất về xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp đó là nó có thể được bắt đầu đối với bất kỳ chi phí, quy mô hay ngành nghề nào. Miễn là người lãnh đạo thực sự dành thời gian để đầu tư vào việc xây dựng hạnh phúc và chất lượng của đội ngũ, một văn hóa tích cực sẽ được xây dựng và phát triển.

Tất nhiên, việc xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào tính chất công ty và mỗi ngành nghề, người lãnh đạo có thể sử dụng một số cách sau để xây dựng một Văn hóa Doanh nghiệp hiệu quả nơi công sở:

  1. Chú trọng nhiều hơn đến phúc lợi nhân viên: không tổ chức nào có thể chờ mong một văn hóa đột phá nếu không có một lực lượng nhân viên tốt – về thể chất, tinh thần lẫn cảm xúc. Người lãnh đạo nên đảm bảo rằng, đội ngũ của mình có đủ công cụ và cơ hội chăm sóc sức khỏe cần thiết – bao gồm ở tại nơi công sở lẫn bên ngoài. Mặt khác, cung cấp những phúc lợi cần thiết cho nhân viên chứng tỏ rằng, bạn coi trọng công sức của họ cũng như thể hiện được những mong đợi từ công ty nơi đội ngũ.
  2. Phát triển dựa trên văn hóa hiện tại của công ty: bắt tay vào xây dựng một văn hóa tích cực không có nghĩa lãnh đạo “nên” hay “phải” lược bỏ tất cả những văn hóa hiện tại của công ty. Thay vì mong đợi nhân viên thay đổi hoàn toàn 180 độ, người lãnh đạo nên củng cố văn hóa hiện tại mà họ có. Để thực hiện được điều này, công ty có thể thực hiện một cuộc khảo sát nghiêm túc về những việc nhân viên thích và không thích về văn hóa cũng như môi trường hiện tại của công ty. Điều này giúp người quản lý và lãnh đạo có một ý niệm rõ ràng hơn về những điều họ cần cải thiện ở hiện tại cũng như tương lai, từ đó lên một chiến lược phát triển lâu dài.Thậm chí, người lãnh đạo có thể sử dụng những ý kiến hay đề nghị trong khảo sát này để tạo nên một Văn hóa Doanh nghiệp tích cực thích hợp với đội ngũ của họ.
  3. Cung cấp một ý nghĩa công việc: ý nghĩa và mục đích công việc dần trở nên ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết. Phần lớn nhân viên mong muốn làm một công việc có mục đích và ý nghĩa rõ ràng bên cạnh chỉ làm công ăn lương bình thường. Hơn nữa, rõ ràng rằng một công ty không thể xây dựng được văn hóa doanh nghiệp vững mạnh nếu không có được những giá trị và ý nghĩa đằng sau đó. Phát triển sứ mệnh cùng những giá trị cốt lõi và dần dần lan rộng những giá trị này nơi đội ngũ của mình, người lãnh đạo thậm chí có thể đưa ra những ví dụ cụ thể làm thế nào người nhân viên có thể đóng những vai trò cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến công ty và những đối tác.
  4. Xác định mục đích làm việc cho toàn đội ngũ: không một tổ chức nào có thể xây dựng một văn hóa doanh nghiệp thành công nếu họ không thể xác định mục tiêu cụ thể của những việc họ làm. Các quản lý lãnh đạo nên tạo ra những mục tiêu nhất định, trong đó tất cả mọi người đều có thể hướng tới. Tạo nên mục tiêu chung của cả công ty có thể gắn kết cả đội ngũ và tạo nên một mục đích cụ thể để nhân viên có thể hướng tới – hơn là một công việc làm công ăn lương bình thường vô vị.
  5. Khuyến khích tinh thần tích cực trong nội bộ đội ngũ: để xây dựng một văn hóa tích cực, người lãnh đạo cần bắt đầu bằng cách khuyến khích tinh thần tích cực nơi làm việc. Người lãnh đạo nên đi đầu, có thể bằng những cách cực kỳ đơn giản như thể hiện sự biết ơn với nhân viên của mình, mỉm cười thường xuyên và giữ vững tinh thần tích cực trong những tình huống căng thẳng và khó khăn của công ty.
  6. Cổ vũ các mối quan hệ xã hội trong môi trường làm việc: các mối quan hệ công sở là nhân tố cần thiết cho một văn hóa tích cực. Khi nhân viên không biết rõ về đồng nghiệp và gần như không có sự tương tác, cho dù trong công việc hay về mặt xã hội, dường như sẽ không có cách nào để phát triển một văn hóa. Lãnh đạo cần phải cung cấp cho nhân viên của họ những cơ hội để tương tác cao nơi công sở. Lãnh đạo có thể cân nhắc việc có những bữa ăn chung hàng tháng với các phòng ban, những chuyến đi chơi thường xuyên với công ty.
  7. Lắng nghe đội ngũ của mình: tích cực lắng nghe là một trong những cách dễ nhất để người lãnh đạo có thể bắt đầu xây dựng một văn hóa tích cực. Theo một nghiên cứu của CultureIQ, 86% nhân viên tại các công ty doanh nghiệp với văn hóa vững mạnh cho rằng quản lý hoặc lãnh đạo có “lắng nghe” nhân viên của họ, so sánh với chỉ 70% tại những công ty với văn hóa chưa thực sự thấm nhuần. Lắng nghe nhân viên, và chắc chắn rằng người nhân viên cảm nhận được tiếng nói và ý kiến của họ được lắng nghe và có giá trị có thể đem lại một không khí tích cực đáng kể để đưa đội ngũ gắn kết hơn.

Một trong những vai trò quan trọng của người lãnh đạo là tạo nên một văn hóa công ty tích cực, từ đó phát triển văn hóa này thể hiện qua việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra, củng cố văn hóa tích cực có thể tăng cường và nâng cao sự đa dạng, hạnh phúc và gắn kết trong đội ngũ của bạn. Xây dựng một văn hóa vững mạnh, độc đáo và tích cực là một trong những cách tốt nhất – và đơn giản nhất – để tận dụng được tối đa tiềm năng nhân viên và xây dựng một tương lai phát triển bền vững cho công ty.

Giải pháp nào để Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp vững mạnh?

Tìm hiểu về Văn hóa Doanh nghiệp cùng Dale Carnegie Việt Nam với Hội thảo Định hướng Lãnh đạo: Văn hóa Doanh nghiệp. Hội thảo diễn ra duy nhất một lần trong năm quy tụ hơn 300 lãnh đạo cấp cao các công ty, doanh nghiệp với quy mô hơn 200 nhân viên.

Xem thêm chi tiết về buổi Hội thảo tại: http://vanhoadoanhnghiep.dalecarnegie.vn/

  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh: 08:30 – 11:30, THỨ TƯ 12/09/2018
  • Tại Thành phố Hà Nội: 08:30 – 11:30, THỨ BẢY 22/09/2018

Chương trình đặc biệt dành riêng cho:

  • Lãnh đạo Cấp cao, Ban Giám đốc công ty, những người có mong muốn và định hướng chiến lược cho việc xây dựng văn hóa gắn kết cho công ty, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững, giúp thu hút và giữ chân nhân viên
  • Quy mô công ty từ 200 nhân viên trở lên & mỗi công ty sẽ có duy nhất 01 đại diện tham dự.

Tìm hiểu về buổi Hội thảo

Bạn đang xem bài viết: Làm thế nào để xây dựng một Văn hóa tích cực?. Thông tin do truongmaugiaoso8-badinh.edu.vn chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *