Tạm nhập tái xuất: Khái niệm, mục đích và ưu nhược điểm rõ nhất

Kiến thức cơ bản về tạm nhập tái xuất
Kiến thức cơ bản về tạm nhập tái xuất

“Tạm nhập tái xuất” – một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Đây là một chiến lược được áp dụng để giúp các doanh nghiệp tạm thời rút lui khỏi thị trường, sau đó trở lại với một chiến lược kinh doanh mới và cải tiến hơn.

Tuy nhiên, liệu tạm nhập tái xuất có thực sự hiệu quả hay không và những ưu nhược điểm của nó là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

1. Tạm nhập tái xuất hàng hóa là gì?

Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là quá trình đưa hàng hoá từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, sau đó hoàn tất thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.

Tạm nhập tức là nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam trong một khoảng thời gian ngắn. Như chúng ta biết, thường thì các hàng hóa nhập khẩu vào một lãnh thổ sẽ được phân phối ra thị trường hoặc phục vụ cho một mục đích nhất định của doanh nghiệp nhập khẩu. Tuy nhiên với hàng hóa nhập nó không nằm trong mục đích lưu thông tại thị trường Việt Nam. Mà nó sẽ được xuất sang mọ đất nước thứ ba sau thời gian ngắn nhập vào Việt Nam.

Tái xuất là quá trình nối tiếp của tạm nhập. Sau khi hàng hóa nhập được làm thủ tục thông quan, vào Việt Nam và được xuất khẩu lại tới một quốc gia khác. Hiểu một cách đơn giản, hàng hóa này được xuất khẩu hai lần nên gọi là tái xuất. Thời gian của hàng hóa không được lưu lại Việt Nam quá 60 ngày, tính từ thời điểm thương nhân Việt Nam tiến hành làm thủ tục tạm nhập qua khu vực hải quan.

Tạm nhập tái xuất hàng hoá là gì?

2. Mục đích của tạm nhập, tái xuất hàng hoá

Nhiều doanh nghiệp lựa chọn hàng hóa tạm nhập tái xuất nhằm phục vụ các mục đích, lợi ích khác nhau:

  • Mục đích đầu tiên có thể đây là hình thức kinh doanh của đơn vị. Đơn vị kinh doanh hình thức này cần được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp. Cũng như đã được Bộ Công Thương cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa.

  • Ngoài ra, nó còn phục vụ cho mục đích hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng hoặc thuê mượn. Sau khi được tiến hành bảo hành, bảo dưỡng, hoặc thuê mượn. Hàng hóa tạm nhập tái xuất trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó thương nhân nước ngoài lại tiếp tục tái xuất hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

  • Phục vụ cho mục đích tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài. Hàng hóa sau khi tạm nhập vào Việt Nam để tái chế, bảo hành sẽ được tái xuất lại chính nơi xuất khẩu ban đầu.

  • Mục đích thường gặp là để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ hoặc là triển lãm thương mại. Mục đích chính của hình thức này là đưa thông tin sản phẩm đến người tiêu dùng, để kích cầu giao thương trong và ngoài nước.

  • Phục vụ cho hoạt động nhân đạo và mục đích khác. Ví dụ Việt Nam tạm nhập các thiết bị, máy móc, dụng cụ y tế để đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh trong nước. Sau đó sẽ tái xuất lại các nước đã hỗ trợ các máy móc, trang thiết bị, dụng cụ khám chữa bệnh này.

Tạm nhập tái xuất nhằm thực hiện nhiều mục đích khác nhau

3. Ưu nhược điểm của tạm nhập tái xuất

Bên cạnh đó thì hình thức này cũng tồn tại những ưu điểm và nhược điểm như sau:

Ưu điểm

  • Giúp thúc đẩy phát triển nhiều dịch vụ có liên quan như hậu cần, bốc xếp, kho bãi, vận tải đường thủy, đường bộ, bảo hiểm,… Giúp thu được phí và tạo việc làm cho nhiều người.

  • Đã giúp doanh nghiệp tham gia vào việc luân chuyển dòng hàng hóa quốc tế. Hỗ trợ nâng cao năng lực giao nhận, vận tải của các doanh nghiệp Việt Nam ở trên thị trường quốc tế.

  • Nâng cao hội nhập kinh tế với nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới.

Nhược điểm

  • Doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro về giá. Nguyên nhân chủ yếu là do hợp đồng bán có thể phát sinh trước hợp đồng mua.

  • Thời hạn tái xuất tại Việt Nam là 60 ngày. Nên có thể gây ra sự chèn ép về thủ tục, cũng như về giá của bên nhập khẩu hàng tái xuất đối với các doanh nghiệp.

  • Bên cạnh đó còn có các rủi ro liên quan đến việc hàng hóa không đúng với khai báo, hàng hóa không thể tái xuất xử lý, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường,…

4. Hình thức tạm nhập, tái xuất

Theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, tổng cộng có 5 hình thức như sau:

  • Tạm nhập tái xuất dựa theo hình thức kinh doanh;

  • Tạm nhập tái xuất dựa theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn;

  • Tạm nhập tái xuất để mục đích tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài

  • Tạm nhập tái xuất hàng hóa để nhằm mục đích trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại;

  • Tạm nhập tái xuất sản phẩm với hình thức nhân đạo và mục đích khác;

5. Mặt hàng tạm nhập, tái xuất ở Việt Nam

Một số các mặt hàng tạm nhập, tái xuất ở Việt Nam là máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn, mẫu không thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu; Hàng hoá được phép tạm nhập, tái xuất theo các hợp đồng thuê, mượn của thương nhân Việt Nam ký với bên nước ngoài để sản xuất, thi công.

6. Ví dụ tạm nhập tái xuất hàng hoá

Các bạn có thể tham khảo ví dụ:

“Với lý do điều kiện máy móc, thiết bị và dụng vụ y tế tại Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh trong nước. Vì vấn đề này nên có một số tổ chức nước ngoài muốn giúp đỡ Việt Nam, nên đã đưa các trang thiết bị y tế vào để hỗ trợ Việt Nam thì sẽ xuất hiện hình thức tạm nhập tái xuất. Sau khi hoàn thành được mục đích nhân đạo khám chữa bệnh, sẽ tái xuất các máy móc, thiết bị lại nước đã hỗ trợ.”

Tạm nhập tái xuất không phải là một giải pháp phù hợp cho tất cả các doanh nghiệp. Tùy thuộc vào tình hình và chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp mà tạm nhập tái xuất có thể mang lại lợi ích hoặc rủi ro khác nhau. Chính vì vậy, việc tìm hiểu và đánh giá kỹ lưỡng trước khi áp dụng chiến lược này là rất quan trọng để đảm bảo sự thành công và phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Hy vọng bài viết đem lại nhiều giá trị.

>>> Xem thêm: So sánh nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

Công ty TNHH TM&DV xuất nhập khẩu HVT

Địa chỉ: 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 1900.299.234

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/hvtlogistics.vn/

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

1. Tạm nhập tái xuất tiếng Anh là gì?

Trả lời: Tạm nhập tái xuất tiếng Anh là Temporary import and re-export. Trong đó, tạm nhập là “temporary import” và tái xuất là “re-export”

2. Hàng tạm nhập tái xuất có phải nộp thuế không?

Trả lời: Căn cứ theo Khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính thì hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu (hàng tạm nhập tái xuất) thuộc đối tượng không cần phải nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT).

Bạn đang xem bài viết: Tạm nhập tái xuất: Khái niệm, mục đích và ưu nhược điểm rõ nhất. Thông tin do truongmaugiaoso8-badinh.edu.vn chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *