Vai Trò Của Văn Hóa Doanh Nghiệp Trong Xây Dựng Đội Nhóm Đoàn Kết và Hiệu Quả

Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố vô hình và đóng vai trò sống còn đối với mọi doanh nghiệp, không phân biệt quy mô. Bất kì doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố này thì khó có thể tồn tại và phát triển được, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Vậy vai trò của văn hóa doanh nghiệp là gì? Cùng truongmaugiaoso8 đi tìm câu trả lời trong bài viết hôm nay nhé!
Contents
Các yếu tố hình thành nên văn hóa doanh nghiệp
Có nhiều yếu tố khác nhau góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nhưng nhìn chung văn hóa doanh nghiệp sẽ được hình thành, chịu ảnh hưởng trực tiếp của 3 yếu tố sau:
- Tầm nhìn: là một tuyên bố ngắn gọn, rõ ràng về hình ảnh, vị trí mà doanh nghiệp mong muốn đạt được trong tương lai.
- Sứ mệnh: Khác với tầm nhìn, sứ mệnh lại bày tỏ quan điểm về mục đích cốt lõi của doanh nghiệp. Được thể hiện qua các khía cạnh: mục tiêu, sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.
- Gía trị cốt lõi: là hệ thống nguyên tắc, tiêu chuẩn về đạo đức hành vi của công ty và toàn bộ nhân viên trong quá trình hoạt động.

Vai trò của văn hóa doanh nghiệp
Tăng tính chuyên nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp giúp định hướng quá trình hoạt động, chiến lược kinh doanh, cách ứng xử của người quản lý và nhân viên, vì vậy văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp tổ chức chuyên nghiệp trong mọi mặt hoạt động.
Chẳng hạn, với Samsung, một trong những khía cạnh của văn hóa doanh nghiệp góp phần tạo nên thành công cho thương hiệu là tạo ra môi trường làm việc: năng động, khuyến khích nhân viên phát huy tính sáng tạo, nâng cao hiệu quả công việc, tạo cơ hội bình đẳng cho mọi nhân viên.
Giữ chân nhân viên
Một công ty có nền văn hóa tuyệt vời sẽ không chỉ thu hút những nhân tài giỏi nhất trong ngành mà còn giữ chân nhân viên lâu dài. Nhân viên hiểu rõ mục tiêu, đồng thời được tạo động lực để hoàn thành công việc tốt hơn. Cuối cùng giúp công ty tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc thuê và đào tạo nhân viên mới.

Tăng tính cạnh tranh
Văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp tạo nên một phong cách doanh nghiệp riêng, một nét đặc trưng của doanh nghiệp, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chẳng hạn, với dịch vụ vận tải công cộng Vinbus, Vingroup đã thành công trong việc tạo ra phong cách phục vụ và chất lượng phục vụ riêng cho từng đối tượng khách hàng so với xe buýt truyền thống.
Tăng sáng tạo và đổi mới
Nền kinh tế – xã hội không ngừng biến đổi nên các mối quan hệ kinh tế – xã hội trong và ngoài nước cũng không ngừng thay đổi để thích ứng với thị trường. Và chính tầm nhìn, sứ mệnh văn hóa doanh nghiệp sẽ là động lực, bắt buộc doanh nghiệp phải nắm vững thông tin về kinh tế, xã hội, nhu cầu thị trường để có thể đưa ra những dự báo chiến lược, phương pháp kịp thời và hướng phát triển tốt nhằm phát triển bền vững.
Nó giúp công ty tiếp cận với những giải pháp mới, tiên tiến và hiện đại hơn, từ đó gia tăng sự bứt phá và phát triển của công ty.
Những ví dụ về văn hóa doanh nghiệp thành công
- Google: một trong những công ty có tuyên bố về văn hóa doanh nghiệp tốt nhất. Google đã tạo ra môi trường cạnh tranh và vẫn cân bằng tốt giữa công việc và cuộc sống.
- Facebook: Trong một ngành công nghiệp cạnh tranh, Facebook luôn đảm bảo những điều tốt nhất cho nhân viên của mình. Ngoài cung cấp các phúc lợi tuyệt vời, họ cũng đánh giá cao giá trị của giao tiếp cởi mở, phát triển cá nhân, làm việc theo nhóm.
- Twitter: Twitter nhấn mạnh một môi trường làm việc tuyệt vời, hướng tới đội ngũ. Công ty khuyến khích các cuộc họp trên sân thượng, các bữa ăn miễn phí, kì nghỉ không giới hạn…Nhân viên của họ hoàn thành công việc rất tốt và họ cảm thấy họ quan trọng.
Như vậy, văn hóa doanh nghiệp là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững của bất kỳ công ty nào, mặc dù mỗi công ty có những yếu tố văn hóa khác nhau. Nắm rõ vai trò của văn hóa doanh nghiệp để thúc đẩy công ty ngày càng phát triển là trách nhiệm của bất kì lãnh đạo nào.
Leave a Reply