XÂY DỰNG MỤC TIÊU CAN THIỆP

đừng có can thiệp vào chuyện này stay out of this – tự học tiếng anh learning english từ a tới z
đừng có can thiệp vào chuyện này stay out of this – tự học tiếng anh learning english từ a tới z

1.
44
XÂY DỰNG MỤC TIÊU CAN THIỆP
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong bài này, học viên có thể:
1. Trình bày khái niệm và phân loại mục tiêu
2. Giải thích được các đặc tính (tiêu chuẩn) của mục tiêu can thiệp
3. Xây dựng được mục tiêu can thiệp
NỘI DUNG
1. Khái niệm và tầm quan trọng của việc xây dựng mục tiêu
Sau khi thu thập thông tin, đánh giá tình hình để biết được tình hình sức khoẻ,
các hoạt động y tế tại một địa phương đang ở mức độ nào và lựa chọn vấn đề nào đó
cần ưu tiên giải quyết, chúng ta cần xác định mục đích và xây dựng các mục tiêu cụ thể
cho các can thiệp hay kế hoạch sao cho phù hợp với nguồn lực mà ta đang có. Có hai lí
do quan trọng để xây dựng mục tiêu:
1. Chúng ta chỉ có thể lập kế hoạch hành động cụ thể và có khả năng thực thi khi chúng
ta có mục tiêu rõ ràng. Điều này không chỉ áp dụng trong ngành y tế hay trong các hoạt
động y tế mà còn có thể áp dụng trong mọi mặt của cuộc sống của chúng ta. Ví dụ: nếu
như bạn chỉ nói “Tôi sẽ đi về phía Nam” thì bản thân bạn và các đồng nghiệp của bạn
sẽ không thể hiểu được bạn sẽ làm gì, và người thư kí của bạn sẽ không thể giúp bạn
thực hiện được chuyến đi đó. Nhưng nếu bạn nói “Tôi cần phải dự một cuộc họp đột
xuất tại thành phố Hồ Chí Minh vào chiều ngày mai” thì thông điệp này sẽ giúp cho các
đồng nghiệp và thư kí của bạn hiểu rõ ý định của bạn và ngay lập tức họ sẽ cùng với
bạn lên kế hoạch thực hiện được chuyến công tác đó, như mua vé máy bay, sắp xếp ô tô
đưa bạn ra sân bay, chuẩn bị nội dung cuộc họp, liên hệ với những người liên quan
trong thành phố Hồ Chí Minh, v..v.. Như vây, mục tiêu rõ ràng là hết sức quan trọng
cho một bản kế hoạch trong bất cứ tình huống nào.
2. Dựa trên mục tiêu đã được đưa ra, thì công việc theo dõi, giám sát, điều chỉnh việc
thực hiện kế hoạch mới có thể thực hiện một cách có hiệu quả. Đặc biệt, chúng ta cần
phải dựa trên mục tiêu thì mới thực hiện được việc đánh giá kết quả sau này. Khi một
chương trình không nêu lên hay không biết mục tiêu thì không thể đánh giá được kết
quả của chúng. Chẳng hạn, nếu mục tiêu của chương trình y tế là tăng sử dụng bơm kim
tiêm sạch trong đối tượng nghiện chích ma tuý với các tỉ lệ xác định trong một khoảng
thời gian thì khi đánh giá chương trình cần đo lường mức độ tăng được trong thời gian
xác định đó.

2.
45
Như vậy, ta có thể đưa ra khái niệm về mục tiêu như sau: Mục tiêu là điều mà
chúng ta phấn đấu đạt được trong khoảng thời gian nhất định thông qua những hoạt
động, với nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) cho phép.
Trong chương trình y tế, có nhiều hoạt động được tiến hành từ năm này qua năm
khác nhưng không thấy có cải thiện vì các hoạt động đó không có mục tiêu rõ ràng. Có
nhiều vấn đề mà chúng ta không thể nhanh chóng giải quyết được vì các vấn đề liên
quan đến y tế và sức khoẻ cộng đồng thường do nhiều yếu tố tác động và mang tính đa
ngành. Do vậy để tiến hành được các hoạt động y tế có hiệu quả, trước tiên chúng ta
cần phải xây dựng mục tiêu rõ ràng, có thể lượng giá được để dễ dàng hơn trong việc
nhận được sự đồng tình, ủng hộ và phối kết hợp của nhiều ban ngành có liên quan cho
chương trình hoặc các hoạt động đó. Và sau khi công việc đã được thực hiện, chúng ta
cần phải tiến hành đánh giá lại xem chương trình thu được những kết quả gì, và có đạt
được mục tiêu đề ra hay không để rút ra bài học kinh nghiệm cho những lần thực hiện
tiếp theo.
Không xây dựng mục tiêu rõ ràng sẽ dẫn đến việc lập kế hoạch không tốt, không
thực thi và sẽ gây lãng phí cho chương trình và tác động xấu cho cộng đồng. Các cán bộ
làm việc trong các chương trình y tế không thể không biết xây dựng mục tiêu đúng (viết
đúng kỹ thuật, đúng nhu cầu, đúng nguồn lực). Xây dựng mục tiêu được ứng dụng và
hết sức quan trọng trong khi lập kế hoạch hàng năm, lập kế hoạch dự án, trong giám sát,
theo dõi và đánh giá các hoạt động về y tế.
2. Các tiêu chí của mục tiêu:
Khi xây dựng mục tiêu, ta cần nhớ “mục tiêu nên ngắn gọn và rõ ràng”. Mục
tiêu cần phải thoả mãn 5 tiêu chí sau:
• Specific Đặc thù
• Measurable Đo lường được
• Aprorpriate Phù hợp
• Relevant Thiết thực
• Time bound Thời gian
Có thể tóm tắt như sau:
Theo tiếng Việt, ta cần nhớ công thức: Mục tiêu phải đủ
Theo tiếng Anh, ta cần nhớ từ: Mục tiêu cần thoả mãn chữ
– Đặc thù: mục tiêu đưa ra phải cụ thể, mô tả rõ: Vấn đề đó là vấn đề gì? Xảy ra ở
đối tượng nào? Diễn ra ở đâu?
– Đo lường: thông thường mục tiêu cần phải được thể hiện bằng các con số cụ thể.
Ví dụ như: tỉ lệ %, tỉ xuất, số lượng ..v…v…
2Đ + 3T
SMART

3.
46
– Thích hợp: phù hợp và có ý nghĩa với chương trình hoặc mục đích chung của
của cơ quan/ tổ chức.
– Thực thi: mục tiêu đưa ra phải có tính khả thi, phải có sự cân nhắc đến các
nguồn lực sẵn có và nguồn lực sẽ huy động được (nhân lực, vật lực, tài lực, thời
gian)
– Thời gian: cần nêu rõ khoảng thời gian mà mục tiêu dự kiến đạt được.
3. Các loại mục tiêu
Trong các chương trình can thiệp với quy mô lớn, diễn ra trong thời gian dài,
người ta có thể phân biệt và xây dựng 3 loại mục tiêu như sau:
– Mục tiêu quá trình: là điều mà chúng ta mong muốn đạt được trong quá trình
thực hiện công việc cụ thể tại một thời điểm cụ thể.
– Mục tiêu đầu ra (hay còn gọi là mục tiêu can thiệp): là điều chúng ta mong
muốn đạt được ngay khi hoàn thành xong toàn bộ hoặc một cấu phần của can
thiệp hoặc một kế hoạch y tế trong một khoảng thời gian nhất định.
– Mục tiêu tác động (hay còn gọi là mục tiêu lâu dài): Là điều mà ta muốn đạt
được hay muốn duy trì khi can thiệp/chương trình kết thúc, những mục tiêu này
thường tạo ra những ảnh hưởng quan trọng về sức khoẻ cộng đồng và những tác
động tích cực về kinh tế, xã hội và môi trường.
Ví dụ về các loại mục tiêu trong một chương trình can thiệp phòng chống suy dinh
dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi:
Các loại mục tiêu Ví dụ
Mục tiêu tác động Giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi tại huyện A từ 23%
vào 6/2005 xuống còn 10% vào tháng 6/2008
Mục tiêu đầu ra Tăng tỉ lệ các bà mẹ có con dưới 1 tuổi thực hành nuôi con
bằng sữa mẹ đúng cách tại huyện A từ 62% vào 6/2005 lên đến
85% vào 6/2007
Mục tiêu quá
trình
– Tăng tỉ lệ các trạm trưởng và cán bộ chuyên trách về dinh
dưỡng của huyện A được tập huấn về tư vấn dinh dưỡng trẻ
em lên đến 100% vào 6/2006
– Tăng tỉ lệ các bà mẹ có con dưới 1 tuổi được hướng dẫn
nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách tại huyện A lên đến 95%
vào 12/2006
Tuy nhiên, các can thiệp y tế thường đưa ra hai loại mục tiêu để định hướng cho toàn
bộ can thiệp là:
– Mục đích hay còn gọi là mục tiêu chung
– Mục tiêu hay còn gọi là mục tiêu cụ thể

4.
47
Cũng giống như mục tiêu, mục đích là một cái đích hoặc tiêu chí mà chúng ta
hướng tới phấn đấu để đạt được. Tuy nhiên, mục đích thường đề cập đến các vấn đề
một cách bao quát hơn, có thể là một định hướng lâu dài, không có giới hạn về thời
gian của một chương trình hay một cơ quan/đơn vị. Do vậy, nhiều khi mục đích không
được xác định một cách rõ ràng theo 5 tiêu chí mà mục tiêu cần đạt được như đã nêu
trên (xem chi tiết trong mục 2).
Ví dụ: Mục đích và mục tiêu của Chương trình khám và điều trị cho các bệnh
nhân HIV/AIDS như sau:
Mục đích:
– Nâng cao chất lượng khám và điều trị cho các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS
Mục tiêu:
– Tăng tỉ lệ bệnh nhân HIV/AIDS được khám và điều trị bệnh đầy đủ tại tỉnh
B từ 50% vào 7/2005 lên đến 80% vào tháng 7/2007
– Giảm tỉ lệ người đến xét nghiệm HIV/AIDS không được tư vấn tại tỉnh B
xuống từ 90% vào 7/2005 còn 10% vào tháng 12/2006
– Tăng tỉ lệ những người sống chung với bệnh nhân HIV/AIDS có kĩ năng
chăm sóc và hỗ trợ bệnh nhân HIV/AIDS tốt tại tỉnh B từ 30% vào 7/2005
lên đến 90% vào tháng 7/2006….
Một điểm cần hết sức lưu ý khi xây dựng mục đích và mục tiêu cho các can thiệp
y tế là mối liên quan chặt chẽ giữa mục đích và mục tiêu của một can thiệp. Điều này có
nghĩa là các mục tiêu đều phải hướng đến mục đích. Hay nói một cách khác, các mục
tiêu đều góp phần giúp cho chương trình hay cơ quan/đơn vị đạt được mục đích đề ra.
4. Phương pháp xây dựng mục tiêu
Để xây dựng được mục tiêu đúng và đảm bảo đươc 5 tiêu chuẩn nêu trên, trước
hết chúng ta phải nêu được vấn đề một cách rõ ràng và cụ thể. Cách nêu vấn đề như
sau:
Nêu vấn đề phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
– Vấn đề gì?
– Đối tượng nào?
– Ở đâu?
– Bao nhiêu?
– Khi nào?
Ví dụ: Trong tháng 7/2005, tỉ lệ thường xuyên sử dụng bao cao su khi quan hệ
tình dục trong các đối tượng gái mại dâm tại quận A, thành phố Hà nội là 30%

5.
48
Phân tích vấn đề nêu trên:
– Vấn đề gì: thường xuyên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
– Đối tượng nào: gái mại dâm
– Ở đâu: quận A, thành phố Hà nội
– Bao nhiêu: 30%
– Khi nào: tháng 7/2005
Nêu vấn đề rõ ràng và cụ thể là điều rất quan trọng, vì nếu không nêu vấn đề
được đúng và rõ ràng thì không thể đưa ra được mục tiêu đúng và rõ ràng, điều này sẽ
dẫn đến các hoạt động trong bản kế hoạch không có định hướng.
Sau khi đã nêu được vấn đề rõ ràng, ta cần lưu ý đến các thông tin thu thập được
từ bước đánh giá tình hình để tìm hiểu về các thông tin liên quan như:
– Tình trạng hiện tại: phạm vi, tính nghiêm trọng của sức khoẻ
– Ước tính của vấn đề trong tương lai.
– Khả năng nguồn lực sẵn có và sẽ huy động được trong quá trình can thiệp.
Điều quan trọng là chúng ta phải cân bằng giữa điều mà chúng ta mong muốn
đạt được với nguồn lực cho phép
Các câu hỏi được đặt ra là:
– Hiện nay “vấn đề” đang ở đâu?
– Sau một khoảng thời gian “vấn đề” sẽ đạt tới đâu?
– Liệu chúng ta có đủ nguồn lực về nhân lực, vật lực, tài lực và về thời gian
để tiến hành các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đó không?
Nhiệm vụ tiếp theo của chúng ta là xây dựng được mục tiêu đúng và đảm bảo
được 5 tiêu chuẩn trên.
Ví dụ: Tăng tỉ lệ thường xuyên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục trong
các đối tượng gái mại dâm tại quận A, thành phố Hà nội từ 30% vào 7/2005 lên đến
90% vào 7/2006
Phân tích các tiêu chuẩn của mục tiêu trên:
– Đặc thù:
+ Vấn đề đó là vấn đề gì: thường xuyên sử dụng bao cao su khi quan hệ
tình dục
+ Đối tượng nào: gái mại dâm
+ Ở đâu: tại quận A, thành phố Hà nội
+ Đo lường được: từ 30% lên đến 90%

6.
49
– Thích hợp: mục tiêu này phù hợp với chương trình 100% bao cao su đang
triển khai tại địa bàn và có ý nghĩa trong việc giảm lây nhiễm HIV và các
bệnh lây truyền qua đường tình dục.
– Thực thi: mục tiêu này có tính khả thi cao, đạt được sự đồng tình ủng hộ,
nhất trí cao của lãnh đạo và các ban ngành đoàn thể địa phương. Có đội
ngũ cán bộ, cộng tác viên của các bên như hội phụ nữ, Đoàn thành niên và
y tế cùng tham gia phối hợp thực hiện. Về ngân sách: có đủ nguồn lực về
tài chính do các nhà tài trợ cung cấp
– Thời gian: 1 năm, từ 7/2005 đến 7/2006
Nhận xét: Như vậy, mục tiêu nêu trên là mục tiêu được viết đúng, rõ ràng và
đảm bảo đủ 5 tiêu chuẩn phải có.
Chú ý: Một điều rất quan trọng là sau khi xây dựng mục tiêu xong, chúng ta nên
kiểm tra xem mục tiêu đó có đạt được tiêu chuẩn 2Đ + 3T không. Nếu chưa thoả mãn 5
tiêu chuẩn đó, chúng ta cần sửa đổi và điều chỉnh để đạt được mục tiêu đảm bảo 5 tiêu
chuẩn trên.

Bạn đang xem bài viết: XÂY DỰNG MỤC TIÊU CAN THIỆP. Thông tin do truongmaugiaoso8-badinh.edu.vn chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *